Đánh bóng là một quá trình mài bề mặt đã sơn để cho nó có thể tương tự như bề mặt sơn gốc (Sơn ZIN) mà không phải sơn lại. So với bề mặt sơn gốc, bề mặt sơn lại khác nhau về độ bóng hay độ nhám bề mặt. Tùy thuộc vào tình trạng bề mặt đã được sơn, tạo các lỗi như bụi sơn, chảy sơn. Và tùy thuộc vào việc áp dụng kỹ thuật sơn, bề mặt sơn lại có thể hiện không đồng đều. Vì vậy, nếu tạo ra sự khác nhau giữa bề mặt sơn lại và bề mặt sơn gốc, bề mặt sơn lại phải được mài để tạo ra một dòng liên tục với bề mặt sơn gốc mà không cần sơn lại. Quy trình này được gọi là đánh bóng. Các loại bề mặt sơn lại cần phải đánh bóng.
CƠ CHẾ ĐÁNH BÓNG
Nếu sự nhấp nhô của bề mặt sơn lại sau khi phun sơn và sấy khô khác với độ nhám (nhấp nhô) của lớp sơn gốc, sự lồi lõm (bề mặt nhám hay có bụi sơn xuất hiện sau khi phun sơn và sấy khô) trên bề mặt sơn lại phải được loại bỏ để đạt được bề mặt giống như bề mặt sơn gốc.
CÁC THIẾT BỊ ĐƯỢC DÙNG KHI ĐÁNH BÓNG
- Mũ bảo hộ Kính bảo hộ
- Mặt nạ phòng độc
- Đồng phục kỹ thuật viên
- Giày bảo hộ
DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ ĐÁNH BÓNG
1. NHÁM MÀI ĐỐM
NHÁM MÀI ĐỐM được dùng để sửa chữa các bụi sơn (bụi sơn) và các vết chảy trước khi đánh bóng bề mặt sơn bằng hợp chất đánh bóng. Tuy nhiên, nếu chảy sơn nhiều hay bụi sơn xuất hiện nhiều, nếu căn cứ vào giờ công lao động và kinh phí, thì tốt nhất là nên sơn lại bề mặt .Ngày nay có rất nhiều loại sản phẩm tương tự có các chức năng như NHÁM MÀI ĐỐM (như loại có GIẤY NHÁM gắn lên máy mài).
2. GIẤY NHÁM
GIẤY NHÁM được dùng để làm đều bề mặt nhấp nhô hay cho việc sửa chữa các bụi sơn và chảy sơn. Thường sử dụng loại GIẤY NHÁM có độ ráp từ #1200 đến #2000
3. HỢP CHẤT ĐÁNH BÓNG
Hợp chất đánh bóng là các hạt nhám được trộn với dung môi hay nước và việc áp dụng của chúng thay đổi theo cỡ hạt. Người ta thường dùng hợp chất đánh bóng thô và tinh.
Các loại và đặc tính của hợp chất đánh bóng
Hạt nhám Để đánh bóng các bề mặt sơn
Hợp chất đánh bóng Dung môi và nước Thúc đẩy quá trình đánh bóng
Phụ gia Một số tạo độ bóng và một số tính năng khác tránh các phần tử tách rời nhau ra.
4. MIẾNG ĐỆM ĐÁNH BÓNG
o Miếng đệm gắn với máy đánh bóng và được dùng cùng với hỗn hợp chất đánh bóng để đánh bóng bề mặt sơn. Các miếng đệm được phân loại theo vật liệu đánh bóng thô hay tính.
o Miếng đệm đánh bóng thô được dùng để mài các vết xước và xử lý nhấp nhô bề mặt. Thông thường miếng đệm được dùng kết hợp với chất đánh bóng chúng có hiệu quả mài mòn tương đối cao, như các loại hạt thô. Ngược lại, miếng đệm đánh bóng tinh chủ yếu được sử dụng với hỗn hợp chất đánh bóng chúng có hiệu quả mài mòn thấp hơn, như loại hạt mịn, để tạo ra độ bóng hay loại bỏ các vết (xước tạo ra bởi miếng đệm đánh bóng hay hợp chất đánh bóng).
o Bảng bên dưới chỉ ra đặc tính chung của các loại miếng đệm đánh bóng khác nhau.
o Tuy nhiên, đặc tính của mỗi loại thay đổi theo vật liệu, kết cấu và nhà chế tạo. Loại miếng đệm Hiệu quả mài mòn Vết đánh bóng
5. MÁY ĐÁNH BÓNG
o Là dụng cụ giúp đánh bóng một cách có hiệu quả. Máy đánh bóng dùng để quay miếng đệm đánh bóng. Có thể sử dụng nguồn năng lượng chạy bằng điện và loại chạy bằng khí nén, loại bằng điện được sử dụng rộng rãi hơn.
o Có 2 loại máy đánh bóng: Máy đồng tâm & máy lệch tâm.
6. GIẺ LAU
o Giẻ lau là loại vải mềm được dùng để đánh bóng bằng tay ở những vùng quá hẹp mà máy đánh bóng không thể vào được.
o Dùng loại vải tương đối cứng như khăn mặt là không nên, vì nó để lại vết xước trên bề mặt sơn.
7. DỤNG CỤ LAU SẠCH MIẾNG ĐỆM
Dụng cụ làm sạch miếng đệm lau sạch miếng đệm đánh bóng. Dùng lực quay của máy đánh bóng để loại bỏ tất cả hợp chất đánh bóng ra.
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH BÓNG
Phương pháp đánh bóng thay đổi theo từng loại sơn, màu, độ nhám bề mặt và thiết bị. Phần này mô tả một ví dụ điển hình của phương pháp đánh bóng.
SẤY KHÔ SƠN
Tuân theo các hướng dẫn của nhà sản xuất sơn đối với thời gian sấy khô đặc trưng nhằm xác định nhiệt độ và thời gian sấy lớp sơn trước khi chuẩn bị đánh bóng.
Chú ý :
Tốt nhất về hiệu quả và chất lượng là sơn lại hơn là cố gắng sửa chữa bề mặt quá sần sùi. (6- Sơn lại lớp sơn màu).
Vì quá trình đánh bóng hạ thấp độ nhấp nhô của bề mặt sơn không thể sửa chữa bề mặt nếu độ nhấp nhô của bề mặt vùng sơn lại thấp hơn bề mặt sơn gốc. Nếu gặp trường hợp này, thì phải sơn lại bề mặt.
KIỂM TRA BỤI SƠN VÀ CHẢY SƠN
Kiểm tra về bụi sơn và chảy sơn, nếu chúng xuất hiện, thì xác định đúng phương pháp đánh bóng.
o Dùng NHÁM MÀI ĐỐM để mài bỏ chỗ có bụi sơn và chảy sơn.
o Nếu chảy sơn lan rộng ra cả bề mặt vỏ xe, thì rất khó sửa chữa bằng đánh bóng, nếu cố gắng sửa chữa thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng toàn bộ bề mặt sơn. Nếu gặp trường hợp này, bề mặt phải được sơn lại.
DÙNG NHÁM MÀI ĐỐM ĐỂ SỬA BỤI SƠN VÀ CHẢY SƠN
Sửa bụi sơn và chảy sơn, thì phải dùng NHÁM MÀI ĐỐM loại có độ ráp # 1500 – 3000.
Lưu ý :
Cầm NHÁM MÀI ĐỐM ở phần dưới của nó để ổn định hơn và giảm được khả năng gây hư hỏng bề mặt sơn.
Nếu cầm ở trên đỉnh NHÁM MÀI ĐỐM, nó sẽ lác lư và gây hỏng bề mặt.
Di chuyển NHÁM MÀI ĐỐM theo vòng tròn bán kính càng nhỏ càng tốt để giảm tối thiểu các vùng hư hỏng vùng xung quanh bụi sơn, vì sự chênh lệch mặt bằng sẽ tạo ra nếu chỉ di chuyển NHÁM MÀI ĐỐM theo một hướng.
Cho nước hay hợp chất đánh bóng trên NHÁM MÀI ĐỐM để tránh gây ra xước trên bề mặt.
CHÚ Ý :
o Làm trơn các mép cạnh của NHÁM MÀI ĐỐM sẽ làm giảm thiểu được hư hỏng bề mặt.
o Khi bề mặt nhám của NHÁM MÀI ĐỐM không đều, đặt một tấm GIẤY NHÁM có độ nhám #800 hay thô hơn lên một mặt phẳng và mài miếng NHÁM MÀI ĐỐM lên nó để làm nhẵn bề mặt.
MÀI ƯỚT BẰNG GIẤY NHÁM
Dùng loại GIẤY NHÁM có độ ráp #1500 đến #2000 để mài nhẵn bề mặt nhấp nhô, nếu bề mặt giữa vùng sơn lại và bề mặt sơn gốc là khác nhau đáng kể.
Lưu ý :
Bôi xà phòng lên GIẤY NHÁM để giảm tắc các hạt GIẤY NHÁM.
Nếu xuất hiện chảy sơn, thì sửa nó theo cách này.
ĐÁNH BÓNG BẰNG HỢP CHẤT ĐÁNH BÓNG
Đánh bóng bề mặt sơn lại sau khi nó đã khô. Dùng miếng đệm và hợp chất đánh bóng phù hợp để đạt được bề mặt và độ bóng như sơn gốc. Hợp chất đánh bóng thô
+ miếng đệm đánh bóng thô Hợp chất đánh bóng tinh
+ miếng đệm đánh bóng tinh Lực đánh bóng Lớn Nhỏ Hiệu quả đánh bóng Nhỏ Lớn Đánh bóng sau khi sơn lại cả tấm
o Hợp chất đánh bóng thô
+ miếng đệm đánh bóng thô. Độ nhấp nhô của bề mặt sơn lại tương đương với độ nhấp nhô của sơn gốc trong qui trình này.
Lưu ý :
– Loại bỏ toàn bộ các vết của GIẤY NHÁM. Nếu có ở các bước trước đó như mài ướt hay loại bỏ các hạt bụi sơn. Nếu còn bất cứ vết nào, thì chúng không thể sửa chữa được ở các bước tiếp theo.
o Hợp chất đánh bóng tinh
+ miếng đệm đánh bóng tinh. Trong quá trình này, nếu bất cứ vết xước nào ở quá trình trước đó thì phải loại bỏ, và bề mặt phải được đánh bóng để tạo ra độ bóng.
Lưu ý :
– Cả màu sáng hơn và tối hơn có nhạy cảm đối với các vết xước như nhau, so với sơn màu sáng hơn, thì màu tối hơn các vết xước dễ phát hiện hơn. Vì vậy, dùng hợp chất đánh bóng tinh để hoàn thiện quá trình đánh bóng màu sơn tối hơn và cẩn thận hơn khi đánh bóng sơ bộ bằng tay.
CÁC CHÚ Ý KHI ĐÁNH BÓNG:
(1) Phủ lại các băng che quá ranh giới mà băng dính che đã được bóc ra trước khi sấy. Điều này để ngăn cho hỗn hợp chất đánh bóng khỏi dính lên các vật liệu cao su hay nhựa như phần ốp cửa bên trong, khi đã bám vào rất khó làm sạch.
(2) Cầm máy đánh bóng một cách chắc chắn bằng cả hai tay, để dây điện hoặc ống dẫn khí ra phía sau vòng qua một bên vai, tránh rối dây điện hoặc ống dẫn khí.
(3) Nếu có nhiều chất đánh bóng còn lại trên bề mặt sơn, dung môi trong hỗn hợp chất đánh bóng có thể làm hỏng sơn.
(4) Ấn miếng đệm đánh bóng ép sát vào bề mặt, trước khi bật dụng cụ đánh bóng. Máy đánh bóng dễ làm xước bề mặt sơn nếu cho nó vận hành trước khi chạm vào bề mặt.
(5) Máy đánh bóng luôn luôn chuyển động khi đánh bóng bề mặt. Nếu giữ nó ở một vị trí trong thời gian dài, sơn sẽ bị mềm ra do nhiệt mà ma sát gây ra và sẽ bị xước do miếng đệm đánh bóng và hợp chất đánh bóng (như hợp chất đánh bóng chèn vào mặt sơn). Hơn nữa, nhiệt ma sát có thể làm các tấm thùng xe biến dạng.
(6) Dùng một chai phun, phun nước lên bề mặt sơn và miếng đánh bóng. Điều này để làm tản nhiệt và ngăn cho hợp chất đánh bóng khỏi bắn lên.
(7) Lớp gần các mép tấm và các đường gờ rất mỏng và rất dễ đánh bóng quá mức. Nếu vật đệm đánh bóng áp dụng không đúng như ở hình bên phải, kim loại nền sẽ ló ra trong thời gian ngắn. Che các khu vực này bằng các băng keo giấy bảo vệ. Tương tự, đặt miếng đệm đánh bóng tiếp xúc với bề mặt làm việc như ở hình bên phải, sao cho hướng của miếng đệm từ mặt đã sơn hướng lên.
(8) Nếu hợp chất đánh bóng đã đánh bóng trên bề mặt sơn (thiếu hơi ẩm, hợp chất đánh bóng bám vào bề sơn), sau đó miếng đệm chuyển động qua bề mặt, dẫn đến sơn sẽ bị xước. Vì vậy, nếu có bất cứ hợp chất đánh bóng đóng bánh trên bề mặt sơn thì phải lau sạch nhanh chóng bằng giẻ nhúng nước hay hợp chất đánh bóng.
(9) Tương tự, nếu hợp chất đánh bóng đóng bánh trên bề mặt của miếng đệm đánh bóng thì phải loại bỏ nó trước khi làm xước bề mặt sơn. Khi dùng miếng đệm đánh bóng, chắc chắn rằng nó tiếp xúc hoàn toàn với bề mặt sơn hoặc nhấc nhẹ nó lên khỏi bề mặt sơn. Không được nghiêng mép của miếng đệm để đánh bóng, làm như thế sẽ làm xước bề mặt.
(10) Sau khi kết thúc hoàn toàn quy trình đánh bóng dùng cho vật đệm đánh bóng, rửa sạch vật đệm và để cho nó khô.